...... ...  

 

 

Vô Ngã

 

Cố Đại Lão Hòa Thượng Thiền Sư Thích Thánh Nghiêm

Pháp Hạnh chuyển dịch

 

Để tìm được bản ngã chân thật của mình, bạn phải hy sinh chính mình.  Tôi nói với môn đồ rằng họ phải dẹp bỏ đi ngay chính những tư tưởng về sự sống và cái chết của mình nếu họ muốn đạt đến một cái gì đó.

Một thiền giả với đầy rẫy tư tưởng về mình, luôn nghĩ suy về cách cải thiện sức khỏe của mình, hoặc nghĩ cách đạt được tự tại vô biên thì không thể đạt được trí tuệ hay sự tự tại được.

Cái ngã đến từ ba thứ độc hại – ham muốn, nóng giận và hoang tưởng.  Thực tập thiền, bạn có thể từ từ triệt tiêu được ba thứ độc này.

Khi cả ba thứ độc hại này bị triệt tiêu, bạn sẽ có được trí tuệ và khả năng làm tan biến những khái niệm giả tạo về bản ngã và vì thế mà bản ngã chân thật được hiển bày.  Đến lúc đó, bạn khám phá ra rằng bản chất của ngã là vô ngã.

Khi đạt tới giai đoạn này rồi, bạn biết ý nghĩa của sống Đạo và tự tánh chân thật là gì.

Tuy cuối cùng rồi thì cái ngã cũng bị tan biến, nhưng trong lúc này, chúng ta vẫn cần có cái ngã này để đạt được vô ngã.  Quan niệm rằng cần phải đạt vô ngã ngay chính từ lúc bắt đầu, mà không cần phải đi qua các giai đoạn tu tập được coi là “thiền cáo hoang xảo quyệt”.

Cũng như trẻ sơ sinh phải tập bò trước khi tập đi, bạn phải bắt đầu với cái ngã tầm thường trước khi tìm được tự tánh.  Từ đó, bạn sẽ tiến triển qua các giai đoạn của sự tu tập để đạt tới trí tuệ.

Vì vậy, bạn nên hiểu rằng tại sao chúng ta phải bắt đầu thực hành với cái ngã hẹp hòi tầm thường của mình.  Cái ngã này không phải để khinh khi chán ghét, mà nó chính là cỗ xe để đi đến vô ngã.

 

Bài này được trích từ quyển, “Đạt Đến Phật Tâm” của Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Thánh Nghiêm với tâm nguyện vinh danh một vị Thiền Sư đã sống một cuộc đời tràn đầy vô ngã và là biểu tượng cho vô ngã trong ý nghĩa chân thật và khẩn thiết nhất của nó.

 

Selflessness

 

Ch’an Master Sheng Yen

 

To find your real self, you must lose yourself. I tell my students that they must put aside thoughts about their own birth and death if they are to get anywhere.

A meditator who is full of thoughts about himself, thoughts of improving his health, or of gaining limitless freedom, will attain neither wisdom nor freedom.

The self derives from the three poisons – desire, aggression and delusion. Practicing Ch’an, you can gradually eliminate these three poisons.

As the poisons are eliminated, you acquire wisdom and dissolve the false concept of self, so that your true self-nature is revealed. At that point, you discover that self-nature is selflessness.

Having reached this stage, you know what is meant by living Buddhism and true self-nature.

While the self ultimately needs to be dissolved, in the meantime, we need this self to help us reach selflessness. To think of being selfless from the very beginning, without having gone through the path of practice, is called “wild fox Ch’an”.

Just as a baby must crawl before it can walk, you must begin with your ordinary self before finding self-nature. From there you proceed by stages of practice to wisdom.

Therefore you should understand why we must start the practice with our ordinary, selfish self. It is not to be despised; it is your vehicle to selflessness.

 

Article republished from Ven Sheng Yen’s book “Getting the Buddha Mind” in tribute to a Zen Master who had lived a full selfless life, and one which embodied the meaning of selflessness in its truest, sincerest sense.

 

 

Trở về trang bài vở

 

 

 

Trở về trang nhà