...... ...  

 

 

Chấp nhận sai lầm

 

Ni sư Thubten Chodron

Pháp Hạnh dịch

 

Khi nói về đề tài "Đối trị với những lời chỉ trích”, Ni Sư Thubten Chodron nhận xét, "Khi chúng ta bị chỉ trích thì phản ứng tức thời thường là sự tức giận.  Cái gì tạo nên phản ứng này? Chính là nhận thức của chúng ta về tình huống đó." Bài giảng sau đây của Ni Sư gợi ý cách để chúng ta có thể xem xét lại cảm quan và giảm thiểu cơn giận của mình.

Hãy xem xét một tình huống khi chúng ta phạm một lỗi lầm và bị ai đó phát hiện ra được.  Nếu một người đến và nói rằng chúng ta có cái mũi trên gương mặt, thì chúng ta có tức giận không? Không.  Tại sao không? Bởi vì cái mũi của chúng ta hiển nhiên. Cả thế giới này thấy được nó.  Người ta chỉ nhìn thấy và nhận xét về nó như vậy thôi. Lầm lỗi và sai phạm của chúng ta cũng tương tự. Chúng hiển nhiên, và mọi người nhìn thấy chúng. Người nhận thấy chúng chỉ bình luận về những gì hiển nhiên đối với mọi người. Tại sao chúng ta phải tức giận? Nếu chúng ta không thấy khó chịu khi có người nói chúng ta có cái mũi, thì tại sao chúng ta giận khi anh ta nói chúng ta có lỗi?

Chúng ta sẽ thoải mái hơn nếu biết ghi nhận, "Vâng, bạn nói phải. Tôi đã làm sai, "hoặc," Vâng, tôi có một thói quen xấu." Thay vì đóng vở kịch "Tôi hoàn hảo, sao anh dám nói như vậy!", chúng ta có thể thừa nhận lỗi của mình và xin lỗi. Có lỗi có nghĩa là chúng ta bình thường, không phải là điều tuyệt vọng. Thừa nhận sai sót của mình và xin lỗi thường làm tình hình lắng dịu.     

Thật khó để chúng ta nói, "Tôi xin lỗi," phải không các bạn? Lòng tự cao thường ngăn cản chúng ta thừa nhận sai lầm của mình, cho dù cả hai phía, chúng ta và người kia biết chúng ta đã phạm lỗi. Chúng ta cảm thấy mình sẽ mất mặt khi xin lỗi hoặc mình sẽ trở nên ít quan trọng hoặc kém giá trị đi. Chúng ta lo sợ người khác sẽ áp đảo chúng ta nếu chúng ta thừa nhận sai lầm. Để bảo vệ chính mình, chúng ta thường hay tấn công trở lại, chuyển hướng sự chú ý sang người kia. Chiến lược này, vốn không giải quyết được cuộc xung đột, thường hay được sử dụng trong sân chơi mẫu giáo cũng như trong chính trị quốc gia và quốc tế.

Trái với quan niệm sợ hãi sai lầm của chúng ta, xin lỗi thể hiện sức mạnh nội tâm, không phải là sự yếu đuối. Chúng ta có đủ sự trung thực và lòng tự tin để không phải giả vờ như mình là người không lầm lỗi.  Chúng ta có khả năng thừa nhận sai lầm của mình. Vì vậy, nhiều tình huống căng thẳng có thể được hoá giải bởi những lời đơn giản, "Tôi xin lỗi." Thường thì tất cả những gì người kia muốn chỉ là chúng ta xác nhận nỗi đau của anh hay chị ta và vai trò của chúng ta trong nỗi đau đó.

    

Trích từ "Đối phó Với Chỉ Trích," trong sách Đối Trị Giận Dữ của Ni Sư Thubten Chodron,
xuất bản bởi Snow Lion Publications

 

 

Acknowledge Our Mistakes

 

Ven. Thubten Chodron

 

 

On the topic of coping with criticism, Ven. Thubten Chodron notes, "When someone criticizes us, our instant reaction is generally anger. What prompts this response? Our conception of the situation."  In the following teaching she suggests one way we can revise our view and relieve our anger.

Consider a situation in which we make a mistake and someone notices it. If that person were to come along and tell us we have a nose on our face, would we be angry? No. Why not? Because our nose is obvious. It’s there for the world to see. Someone merely saw and commented upon it. Our faults and mistakes are similar. They’re obvious, and people see them. A person noticing them is merely commenting on what is evident to everyone. Why should we get angry? If we aren’t upset when someone says we have a nose, why should we be when he tells us we have faults?

We would be more relaxed if we acknowledged, “Yes, you’re right. I made a mistake,” or, “Yes, I have a bad habit.” Instead of putting on a show of, “I’m perfect, so how dare you say that!” we could just admit our error and apologize. Having faults means we’re normal, not hopeless. Frequently, acknowledging our errors and apologizing diffuses the situation.

It’s hard for us to say, “I’m sorry,” isn’t it? Our pride often prevents us from admitting our mistakes, even though both we and the other person know we made them. We feel we’ll lose face by apologizing or we’ll become less important or worthwhile. We fear the other person will have power over us if we admit our mistake. In order to defend ourselves, we then attack back, diverting the attention from ourselves to the other. This strategy—which does not resolve the conflict—is commonly practiced on kindergarten playgrounds, as well as in national and international politics.

Contrary to our fearful misconceptions, apologizing indicates inner strength, not weakness. We have enough honesty and self-confidence that we don’t pretend to be faultless. We can admit our mistakes. So many tense situations can be diffused by the simple words, “I’m sorry.” Often all the other person wants is for us to acknowledge his or her pain and our role in it.

 

From "Coping With Criticism," in Working With Anger by Thubten Chodron, published by Snow Lion Publications

 

Trở về trang bài vở

 

 

 

Trở về trang nhà